Các chất diệt khuẩn
Có rất nhiều chất diệt khuẩn và vì vậy cũng có nhiều cách phân loại chúng. Một trong các cách phân loại là theo qui mô sử dụng: Diệt khuẩn cục bộ (ví dụ diệt khuẩn một vết xước hay tại chỗ mũi tiêm trên da) và diệt khuẩn diện rộng (như khử khuẩn hàng trăm nghìn mét khối nước trong một ngày đêm).
Diệt khuẩn cục bộ thường hiểu là lau rửa vết thương, lau rửa dụng cụ mổ, khử khuẩn dụng cụ y tế cụ thể và các việc tương tự (sử dụng cồn, iod, H2O2...)
Khử khuẩn môi trường thường là khử khuẩn nước cấp, nước thải, khử khuẩn không khí (sử dụng clo, ozone, thuốc tím, cloramin dạng phun sương...). Các chất khử khuẩn này dùng để khử khuẩn trong qui mô lớn như khử khuẩn nước trong các nhà máy nước.
Lược kê các hóa chất dùng để khử khuẩn: Các hợp chất halogen (chứa clo hay iod); phenol: chứa nhóm C6H5OH; aldehydes: chứa nhóm
–CHO; alcohols (cồn): chứa nhóm CH-OH; các chất oxy hóa: hydro peroxit, ozone, permangnat MnO4-; các chất bề mặt (surfactants): các chất hoạt hóa bề mặt dựa trên sức căng bề mặt cũng có khả năng diệt khuẩn; các acid và base...
Các chất diệt khuẩn theo cơ chế oxy hóa và các cơ chế khác
Cuốn sách này của chúng ta nói chủ yếu về ozone, một chất oxy hóa mạnh, một chất diệt khuẩn dựa trên cơ chế oxy hóa. Vì vậy dưới đây sẽ trình bày tóm tắt về các chất oxy hóa khác nhau.
a. Chất tẩy (bleach) - khử khuẩn
Chất tẩy đang được sử dụng nhiều nhất bao gồm:
- Các hợp chất clo (hypochlorites: ion ClO−, muối: NaClO, KClO, acid HClO), chloramine (monochloramine (NH2Cl), dichloroisocyanurate và trichloroisocyanurate (C3Cl2N3NaO3), clo dioxide (ClO2...)).
- Chất oxy hóa: peroxide (H2O2), peracetic acid (CH3CO3H), potassium persulfate (K2S2O8), sodium perborate (NaH2BO4), sodium percarbonate (Na2H3CO6) và urea perhydrate (CH6N2O3), iodine.
- Hợp chất phenolic như phenol (còn gọi là “carbolic acid” C6H5OH), cresols C7H8O như thymol, halogenated (chlorinated, brominated) phenol, như hexachlorophene, triclosan, trichlorophenol, tribromophenol, pentachlorophenol, muối và các đồng phân của nó).
- Cationic surfactants, ví dụ như quaternary ammonium cations (benzalkonium chloride, cetyl trimethylammonium bromide hay chloride, didecyldimethylammonium chloride, cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride), chlorhexidine, glucoprotamine, octenidine dihydrochloride…).
- Chất oxy hóa mạnh như ozone và dung dịch permanganate (MnO−4).
- Kim loại nặng và muối của chúng, ví dụ colloidal silver, silver nitrate, mercury chloride HgCl2, muối phenylmercury, copper sulfate, copper oxide-chloride… tuy nhiên rất hại cho môi trường nên thường bị cấm sử dụng.
- Acid mạnh (phosphoric, nitric, sulfuric, amidosulfuric, toluenesulfonic acids), pH < 1 và Base mạnh (sodium, potassium, calcium hydroxides), pH > 13.
b. Thuốc sát trùng
Thuốc sát trùng thường dùng để khử khuẩn bề mặt da hay vết thương, một số có thể khử khuẩn giác mạc hay mũi họng, nói chung không để chúng thâm nhập sâu vào cơ thể.
Do thuốc sát trùng được sử dụng trên con người, hoặc động vật, qua da, niêm mạc, vết thương nên chỉ một vài chất tẩy nói trên có thể được sử dụng trong điều kiện thích hợp (chủ yếu là nồng độ, pH, nhiệt độ). Trong đó, một số thuốc quan trọng là:
Dung dịch chứa clo pha loãng thích hợp (dung dịch dakin, dung dịch 0,5% sodium hoặc potassium hypochlorite Na (K)OCl, pH trong khoảng pH 7-8, hoặc dung dịch 0,5-1% sodium benzenesulfochloramide (chloramine B, NH2Cl)).
Dung dịch iodine, ví dụ iodopovidone, galenics (thuốc mỡ, dung dịch, băng vết thương), dung dịch lugol.
Peroxit ở pH - đệm 0,1-0,25% dung dịch peracetic acid.
Alcohols sử dụng chủ yếu để sát khuẩn da. Hiệu quả diệt khuẩn của cồn sẽ tốt hơn nếu có nước (20-30%).
Các acid hữu cơ yếu như sorbic acid, benzoic acid, lactic acid (C3H6O3) và salicylic acid C7H6O3.
Một số hợp chất phenolic như hexachlorophene, triclosan và dibromol, cationic surfactants như 0,05-0,5% benzalkonium, 0,5-4% chlorhexidine, 0,1-2% octenidine solutions.
Một số hóa chất dùng để khử SARS-CoV-2 trên các bề mặt (không dùng trực tiếp lên người) do EPA (Mỹ cập nhật 2/4/2020):
Thymol (C10H14O); quaternary ammonium (Quats; C10H17N2O2S+); isopropanol (một loại cồn C3H8O, CH3CHOHCH3); ethanol C2H5OH,
L-lactic acid CH3CH(OH)COOH, tổ hợp quaternary ammonia và glutaraldehyde; hydrogen peroxide H2O2; phenolic C6H5OH; sodium hypochlorite NaOCl; peroxyacetic acid; sodium chlorite NaCl;
sodium dischloroisocyanurate C3Cl2N3NaO3, dihydrate, BaCl2. 2H2O; hypochlorous acid HOCl...
Ozone thuộc nhóm các chất sát trùng, khử khuẩn, trong cả hai môi trường nước và khí. Ozone khử khuẩn nước sạch, nước đóng chai. Ozone dùng để xử lý nước thải. Nước ozone dùng để giặt, khử khuẩn quần áo bệnh viện. Khí ozone dùng diệt khuẩn phòng mổ, phòng thí nghiệm vi sinh... (xem Chương 1); diệt khuẩn không khí, bề mặt tường, trần nhà, đồ dùng dụng cụ trong các phòng chức năng của bệnh viện, chế biến thuốc...; khử khuẩn không khí thực hiện trong điều kiện không có người. Khoảng 15 phút sau khử khuẩn bằng ozone, nồng độ ozone giảm xuống dưới 0,1 ppm, khi đó người có thể làm việc bình thường. Ở Mỹ ozone được ghi nhận như chất oxy hóa an toàn theo qui chuẩn GRAS.